GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG KHÁM HDC
Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Phòng khám chuyên khoa HDC tọa lạc tại 229 Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận Phú Nhuận (đối diện nhà thờ Ba Chuông). Thực hiện khám và chữa bệnh Phục hồi chức năng theo giấy phép hoạt động của Sở Y Tế Thành Phố Hồ Chí Minh từ tháng 8/2020. Thời gian từ 7h30 đến 20h các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ bảy. Riêng ngày chủ nhật từ 7h30 đến 11h30. Không làm việc buổi chiều chủ nhật và các ngày lễ theo quy định của Nhà nước.
Bằng phương pháp “Can thiệp không sử dụng thuốc” và phương châm “Sức khỏe là sự vận động”, đội ngũ Y bác sĩ tại phòng khám chuyên khoa HDC với nhiều năm kinh nghiệm, sử dụng trang thiết bị PHCN và các kĩ thuật tập luyện phù hợp có thể giúp bệnh nhân/ khách hàng người lớn và trẻ em có tổn thương gân cơ, xương, khớp, và thần kinh… khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày hoặc vận động chức năng, khó khăn sinh hoạt cá nhân, giảm chức năng di chuyển, giảm khả năng tham gia sinh hoạt trong cộng đồng có thể đạt được chức năng vận động cao nhất trong sinh hoạt và làm việc độc lập phù hợp với tình trạng của từng cá nhân bệnh nhân hay khách hàng.
Phòng khám chuyên khoa HDC sử dụng phối hợp các thiết bị máy móc như siêu âm, xung điện, dòng giao thoa, xung kích, hồng ngoại, điều trị nhiệt nóng, lạnh, parafine, kéo cột sống, và các phương thức tập luyện phù hợp, cùng với dụng cụ chỉnh hình và trợ giúp để chăm sóc giảm đau, giảm chức năng, giảm vận động di chuyển, đi đứng, cải thiện dáng bộ, thăng bằng, lực cơ, tầm vận động khớp người lớn và trẻ em:
Người lớn:
– Đau lưng, đau cổ do bệnh lí đĩa đệm, quá tải và sai tư thế ở nhân viên văn phòng, và người lao động khuân vác nặng …;
– Đau khớp thoái hóa ở người lớn tuổi, hội chứng đơ vai, ngón tay bật; thoái hóa gối, viêm chu vi vai, hội chứng đông đặc vai, ống cổ tay, thoái hóa gối, viêm lồi cầu ngoài, gân gót, gối…;
– Yếu, liệt, mất thăng bằng do tổn thương thần kinh trung ương hoặc ngoại biên trong viêm đa rễ thần kinh, liệt mặt VII, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, chấn thương cột sống… ;
– Giảm chức năng vận động, di chuyển do cứng khớp, teo cơ sau chấn thương dây chằng, khớp, hoặc sau phẫu thuật, bó bột, thay khớp, gãy xương …;
– Trẻ em
– Vẹo cổ, vẹo cột sống, chân khoèo, chân bẹt, chân vẹo trong…;
– Chậm vận động, chậm nói, bại não… ;
– Các hội chứng yếu, liệt vận động do tổn thương thần kinh…;
– Bệnh lí hô hấp, tăng tiết đờm nhớt.
Đặc biệt
Có sự tham vấn của các bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực Chấn thương Chỉnh hình, Y học thể thao, Sản phụ khoa, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh, Lão khoa, Nội tiết, Tim mạch, Hô hấp, các chuyên gia Vật Lí Trị Liệu đã tu nghiệp tại các nước phát triển trên thế giới, và đặc biệt là có sự tham gia của Tiến Sĩ Vật Lí Trị Liệu đầu tiên của Việt Nam, với nhiều năm kinh nghiệm trong vận động của người lớn và trẻ em.
Hình 1 và 2: Chương trình tự tập luyện nâng cao khả năng vận động
KHUYNH HƯỚNG THẾ GIỚI VỀ VẬT LÝ TRỊ LIỆU
Theo hiệp hội VLTL thế giới (World Confederation For PT WCPT), Vật lý trị liệu (VLTL) được định nghĩa như sau: là chuyên ngành sức khỏe với mục tiêu chính là cải thiện sức khỏe và chức năng, bằng ứng dụng những nguyên tắc khoa học trong quá trình khám (examination), lượng giá (evaluation), chẩn đoán (diagnosis), và can thiệp (interventions) để phòng ngừa hoặc làm giảm bớt khiếm khuyết, giới hạn chức năng, và giảm khả năng liên quan đến cử động và sức khỏe.
Vật lý trị liệu bao gồm những việc phát triển nguyên lý mới và những ứng dụng mới để đạt thỏa mãn những nhu cầu và vấn đề mới xuất hiện trong lĩnh vực sức khỏe. Ngoài ra những hoạt động khác bao gồm nghiên cứu, giáo dục, giải thích và quản lý.
Chuyên viên Vật lý trị liệu là những người chuyên nghiệp sử dụng tác nhân vật lý trị liệu để can thiệp. Tác nhân vật lý gồm tác nhân cơ học, nhiệt, từ trường (Nguồn: Physical agents in rehabilitation 2015). Chuyên viên VLTL cung cấp dịch vụ đến người dân để phát triển, duy trì, và phục hồi tối đa khả năng chức năng và vận động trong suốt cuộc đời. Chuyên viên VLTL cung cấp dịch vụ trong những vấn đề liên quan đến cử động và chức năng bị đe dọa bởi sự lão hóa hay chấn thương, rối loạn, hay bệnh tật. Cử động chức năng là trung tâm của sự khỏe mạnh. Chuyên viên VLTL đề cập đến việc xác định và tối đa hóa chất lượng sống và khả năng cử động chức năng, phạm vi của việc nâng cao, phòng ngừa, duy trì, can thiệp/ điều trị chức năng và phục hồi chức năng. Điều này chứa đựng thể chất, tâm lí, cảm xúc và khỏe mạnh xã hội. Sự thực hành của chuyên viên VLTL liên quan đến sự tương tác giữa chuyên viên VLTL, bệnh nhân, hay khách hàng, gia đình, người chăm sóc, người chăm sóc dịch vụ sức khỏe khác và cộng đồng, trong quá trình lượng giá cử động và thực hiện mục tiêu điều trị bằng kiến thức và kĩ năng của chuyên viên VLTL.
Chuyên viên VLTL có trình độ chuyên môn có thể:
– Đảm nhận lượng giá bệnh nhân/ khách hàng hay nhu cầu của nhóm dân số;
– Thực hiện chẩn đoán, tiên lượng, và lên kế hoạch;
– Tư vấn trong phạm vi chuyên môn của họ và xác định nhu cầu cần thiết của bệnh nhân để hướng dẫn bệnh nhân đến những nhà chuyên nghiệp khác;
– Thực hiện chương trình can thiệp VLTL;
– Quyết định mục tiêu của bất kì can thiệp hoặc điều trị nào;
– Thực hiện kế hoạch của bản thân.
Kiến thức mở rộng về con người và cử động cần thiết của con người và khả năng cử động là trung tâm để xác định chẩn đoán và kế hoạch can thiệp. Sự bố trí thực hành sẽ thay đổi tùy thuộc VLTL liên quan đến nâng cao sức khỏe, phòng ngừa, duy trì, can thiệp/ điều trị, hồi phục chức năng. Chuyên viên VLTL thực hiện độc lập như bác sĩ và các thành viên nhóm cung cấp dịch vụ sức khỏe và đối tượng trong nguyên lí đạo đức của Hiệp Hội VLTL thế giới. Chuyên viên VLTL có thể làm việc như bác sĩ tiếp xúc đầu tiên với bệnh nhân và bệnh nhân/ khách hàng có thể tự tìm kiếm dịch vụ một cách trực tiếp mà không cần phải qua giới thiệu hoặc đề nghị của những nhà chuyên nghiệp về sức khỏe khác.
VLTL là một nghề chính thức và chuyên nghiệp, WCPT đề nghị những chương trình giáo dục chuyên nghiệp VLTL dựa vào giáo dục đại học với ít nhất là 4 năm, độc lập, được kiểm định như là chuẩn mà phù hợp quy định tốt nghiệp và sự thừa nhận chuyên nghiệp. Hiệp hội VLTL thế giới thừa nhận rằng có sự đổi mới và đa dạng trong chương trình được giảng dạy và trình độ chuyên môn ở mức độ bắt đầu cấp độ đại học, thạc sĩ, và tiến sĩ. Điều được mong đợi trong bất kì chương trình nên được phân bố trong chương trình học mà nó có thể giúp chuyên viên VLTL đạt được kiến thức, kĩ năng, và thuộc tính được diễn tả ở trên.
Giáo dục chuyên nghiệp chuẩn bị cho người VLTL là một người thực hành độc lập. Những chương trình giáo dục VLTL ở mức độ bắt đầu kết hợp lí thuyết, bằng chứng, và thực hành cùng với học tập liên tục.
Tài liệu tham khảo
1.www.wcpt.org/sites/wcpt.org/files/files/WCPT_Description_of_Physical_Therapy-Sep07-Rev_2.pdf.
2. www.wcpt.org. WCPT guideline for physical therapist professional entry-level education.
3. www.wcpt.org. WCPT Secretariat (2017). World Confederation for Physical Therapy represents the physical Therapy profession worldwide.