229 Lê Văn Sỹ, Phường 13, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
T2 - T7 7 giờ 30 - 20 giờ 00.

Nên làm gì khi trẻ bị vẹo cổ nghiêng đầu?

Trang chủ » Chưa được phân loại » Nên làm gì khi trẻ bị vẹo cổ nghiêng đầu?

NÊN LÀM GÌ KHI TRẺ BỊ VẸO CỔ?

Nicholas Boyko BS, Melissa Ann Eppinger BA, Deborah Straka-DeMarco PT and Catherine Anne Mazzola MD – 2017 – Imaging of congenital torticollis in infants: a retrospective study of an institutional protocol – doi: https://doi.org/10.3171/2017.3.PEDS16277
Trung bình cứ 250 trẻ thì có 1 trẻ bị vẹo cổ, nghiêng đầu. Đây là bất thường cơ xương gặp nhiều  thứ 3 ở trẻ sơ sinh[1]. Tuy vẹo cổ không khiến trẻ đau đớn nhưng lại làm đầu trẻ bị mất cân đối ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và sự phát triển bình thường của trẻ sau này.
Trẻ bị vẹo cổ thường đầu sẽ nghiêng về một bên, còn mặt trẻ sẽ xoay về bên đối diện. Vẹo cổ thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể dẫn đến chứng méo đầu do tư thế (trẻ thường xuyên nằm nghiêng về một bên), trẻ thường chỉ bú 1 bên và khó khăn khi trẻ vận động, xoay đầu nhìn hai bên.
Nguyên nhân gây vẹo cổ ở trẻ:
Trẻ có thể bị vẹo cổ do bẩm sinh hoặc vẹo cổ do bệnh lý. Có nhiều nguyên nhân gây vẹo cổ:
  • Hơn 80% các trường hợp vẹo cổ là do rối loạn về cơ. Chia làm 2 loại: bệnh lý u cơ (các u cơ có thể sờ được dưới da) và cơ bị co thắt (không có u cơ)
  • Chấn thương khi sinh như: trật khớp, rách cơ ức đòn chũm,…
  • Dị tật bẩm sinh, bất thường về mắt, bệnh lý kèm theo,…
  • Do tư thế không đúng trong bụng mẹ
  • Do chăm sóc trẻ chưa đúng cách,…
Nếu trẻ bị vẹo cổ không được phát hiện và điều trị sớm có thể tiến triển làm các cấu trúc xương khớp bị biến dạng để lại di chứng vĩnh viễn về sau và cần can thiệp phẩu thuật để chỉnh sửa.
Khi nhận thấy trẻ có các biểu hiện bất thường như triệu chứng của vẹo cổ, ba mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Làm gì khi trẻ bị vẹo cổ?

Barbara Sargent, Sandra L. KaplanColleen Coulter and Cynthia Baker – 2019 – Congenital Muscular Torticollis: Bridging the Gap Between Research and Clinical Practice – doi: https://doi.org/10.1542/peds.2019-0582 – pediatrics
Giải pháp điều trị vẹo cổ là điều trị bằng Vật lí trị liệu kết hợp với chăm sóc thích hợp của gia đình. Vật lí trị liệu là ngành y học hiện đại, điều trị không dùng thuốc, không có tác dụng phụ và đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam.
Trong điều trị vẹo cổ ở trẻ, vật lí trị liệu sẽ sử dụng các liệu pháp bằng tay, các kĩ thuật giúp kéo giãn các cơ bị co ngắn, các bài tập đơn giản và kết hợp trò chơi để giúp trẻ duy trì cân bằng các cơ ở cổ, giúp cổ cứng cáp hơn mà vẫn duy trì sự linh hoạt của trẻ. Vật lí trị liệu viên sẽ hỗ trợ gia đình và đưa ra các lời khuyên để phòng tránh lưu lại các di chứng lâu dài cho trẻ như ngăn ngừa biến dạng mặt (như lép má, méo đầu) và phòng ngừa tiến triển thành các bệnh lý về cột sống sau này cho trẻ.
Kết hợp với vật lí trị liệu, người chăm sóc phải giúp trẻ duy trì tư thế đúng trong sinh hoạt, đầu trẻ nên được giữ ở đường giữa khi bế, cho bú và khi ngủ.
Tài liệu tham khảo:
 [1] https://www.physio-pedia.com/Congenital_torticollis