229 Lê Văn Sỹ, Phường 13, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
T2 - T7 7 giờ 30 - 20 giờ 00.

Chiến thuật can thiệp bong gân cổ chân

Trang chủ » Chưa được phân loại » Chiến thuật can thiệp bong gân cổ chân

CHIẾN THUẬT CAN THIỆP BONG GÂN CỔ CHÂN

Nguồn ảnh: https://pin.it/1saMA4y
Bong gân cổ chân (còn được gọi là trật cổ chân) là chấn thương rất phổ biến với cả vận động viên chuyên nghiệp hay người năng động. Người ta ước tính có khoảng 25,000 ca bong gân cổ chân xảy ra ở Mỹ mỗi ngày[2]. Bong gân cổ chân là chấn thương phổ biến nhất đối với các vận động viên lứa tuổi học sinh-sinh viên, chấn thương này chiếm tới 30% chấn thương trong thể thao.
Một nửa trong tổng các ca bong gân cổ chân xảy ra khi đang tham gia các hoạt động thể thao[1], ngoài ra nó còn xảy ra trong các hoạt động sinh hoạt như khi bước hụt cầu thang, vấp chân khi đi, mang giày cao gót làm cổ chân bị trật.

Bong gân cổ chân là gì?

Bong gân cổ chân là chấn thương ở cổ chân mà khi đó có một hoặc nhiều dây chằng quanh cổ chân bị rách 1 phần hay đứt hoàn toàn[3].
Hình ảnh minh họa dây chằng bên ngoài
Hình ảnh minh họa dây chằng bên trong
Nguồn ảnh: https://www.earthslab.com/anatomy/ankle-joint-talocrural-joint/
Dây chằng cổ chân được chia làm 3 nhóm chính, đó là:
  • Dây chằng bên ngoài
  • Dây chằng bên trong
  • Dây chằng chày mác (ở phía trước và sau cổ chân)
Trong đó, hệ thống dây chằng bên ngoài có tỉ lệ bị tổn thương cao nhất, chiếm tỷ lệ khoảng 85% tổng số ca bong gân cổ chân[3].

Dây chằng bên ngoài bị rách
Nguồn ảnh: https://babyexcel.com/kids-sprained-ankle/
Trật cổ chân thường xảy ra do khi cơ thể thay đổi hướng quá đột ngột khi cổ chân chưa vững như khi đang đi và bất ngờ bước vào một cái hố, bị vấp khi mang giày cao gót hay khi tiếp đất mà cổ chân không vững sau một cú nhảy. Lúc này, cổ chân bị quay ra ngoài (hoặc quay vào trong) trong khi bàn chân lại xoay vào trong (hoặc bị xoay ra ngoài), điều này làm các dây chằng bên ngoài (hoặc bên trong) bị kéo giãn quá mức hay thậm chí bị rách[3].
Bong gân cổ chân nếu không được điều trị đúng cách có thể sẽ dẫn đến nguy cơ tái chấn thương, mất vững cổ chân mãn tính, ảnh hưởng đến chức năng vận động của cổ chân trong cả các hoạt động thể thao hay đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy rất quan trọng khi bong gân cổ chân được điều trị kịp thời và đúng cách[1].

Làm thế nào để điều trị trật cổ chân và phòng ngừa biến chứng của nó?

Điều đầu tiên khi mới bị trật cổ chân, bạn phải nhớ ngay tới RICE:
  • R (Rest): nghỉ ngơi
  • I (Ice): chườm đá đúng cách giúp giảm đau và giảm sưng
  • C (Compression): băng ép đúng cách và lực đạo thích hợp giúp giảm sưng
  • E (Elevation): kê cao chân
Sau đó, sẽ là giai đoạn tập phục hồi và phòng ngừa tái phát bong gân cổ chân. Ở giai đoạn này, người bệnh nên có chế độ tập luyện thích hợp, đúng cách để vừa duy trì độ linh hoạt khớp, vừa luyện tập phòng ngừa tái phát trật cổ chân, ngăn ngừa biến chứng mất vững cổ chân mãn tính sau trật cổ chân.
Tài liệu tham khảo:
[1] Clinical Orthopaedic Rehabilitation Expert Consult – Brotzman, S. Brent [SRG]
[2] Doherty, C., Delahunt, E., Caulfield, B., Hertel, J., Ryan, J. and Bleakley, C., 2014. The incidence and prevalence of ankle sprain injury: a systematic review and meta-analysis of prospective epidemiological studies. Sports medicine, 44(1), pp.123-140.
[3] https://www.physio-pedia.com/Ankle_Sprain