229 Lê Văn Sỹ, Phường 13, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
T2 - T7 7 giờ 30 - 20 giờ 00.

Hỏi & Đáp

Trang chủ » Hỏi & Đáp

Những câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: Bệnh lý Hội chứng ống cổ tay có cần phẫu thuật không?
Câu trả lời: Hội chứng ống cổ tay nếu được phát hiện và can thiệp sớm có thể không cần can thiệp phẫu thuật. Sử dụng các nẹp chỉnh hình, các liệu pháp vật lý trị liệu phù hợp sẽ giảm thuyên giảm các triệu chứng, cải thiện tình trạng và giúp bệnh nhân không cần can thiệp phẫu thuật khi mắc phải bệnh lý này. 

Câu hỏi 2: Bị đứt dây chằng chéo trước có bắt buộc phẫu thuật tái tạo dây chằng hay không?
Câu trả lời:
Tổn thương dây chằng chéo trước là chấn thương phổ biến nhất và cũng là chấn thương tàn phá sự ổn định khớp gối nhất trong thể thao. Tái tạo dây chằng chéo trước vẫn là tiêu chuẩn can thiệp phẫu thuật cho các vận động viên, những người muốn quay lại hoạt động thể thao chuyên sâu hay thi đấu chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, câu hỏi có phải bất kì ai bị tổn thương dây chằng chéo trước đều bắt buộc phải phẫu thuật tái tạo dây chằng hay không? Đây là câu hỏi khó để trả lời chắc chắn. Tùy theo tình trạng sau chấn thương, công việc và mong muốn của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cần can thiệp phẫu thuật tái tạo dây chằng hay không. Đối với các cá nhân không can thiệp phẫu thật sau đứt dây chằng chéo trước thì việc điều trị để quay lại các hoạt động cường độ cao sẽ không mang những thành công đáng kể. Còn với bệnh nhân người không đòi hỏi quay lại chơi thể thao hay các công việc, hoạt động yêu cầu sự kiểm soát gối cao và họ thỏa mãn các điều kiện nhất định đưa ra trong các nghiên cứu về điều trị tổn thương dây chằng chéo trước không can thiệp phẫu thuật, thì việc can thiệp phẫu thuật tái tạo có thể không bắt buộc.
Nhưng dù có phẫu thuật tái tạo dây chằng hay không thì việc tập luyện sau chấn thương đều quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến sự ổn định và chức năng khớp gối trong cả quãng đời còn lại của bệnh nhân. Sự ổn định của khớp gối được tạo nên từ hai yếu tố chính: yếu tố ổn định tĩnh (các dây chằng, bao khớp,…), yếu tố ổn định động (các cơ quanh khớp, và hệ thống thần kinh – cơ của khớp đó). Khi tổn thương dây chằng, việc tập luyện phải tập trung vào nâng cao yếu tố thứ hai, để duy trì sự ổn định nhất định cho khớp gối trong các hoạt động. Việc tập luyện nên tham khảo ý kiến và sự hướng dẫn/giám sát/giúp đỡ từ các chuyên gia/bác sĩ để đảm bảo an toàn và đem lại hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt với những ai phẫu thuật tái tạo dây chằng phải lưu ý các mốc thời gian trong các hoạt động – sinh hoạt để bảo đảm mảnh ghép tái tạo có đủ thời gian và sự bảo vệ cần thiết đến khi thật sự sẵn sàng để giúp ổn định khớp gối như nhiệm vụ mà nó phải thực hiện.

I am text block. Click edit button to change this text. Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc hay yêu cầu hỗ trợ nào khác, vui lòng liên hệ với bộ phận tư vấn của chúng tôi. Ngoài ra quý khách cũng có thể gửi yêu cầu hỗ trợ bằng cách nhập nội dung vào mẫu bên dưới.