Trong những năm gần đây, đã có nhiều than phiền quan liên quan đến việc quản lý chứng vẹo cột sống ở trẻ em từ các bậc cha mẹ mà chúng tôi đã từng tiếp cận. Các bậc cha mẹ có con bị cong vẹo cột sống đã phàn nàn về cách tiếp cận được gọi là “chờ và theo dõi” mà quá nhiều bác sĩ sử dụng khi đánh giá đường cong vẹo cột sống của trẻ trong khoảng từ 10 ° đến 25 °. Hiện nay, cong vẹo cột sống ở trẻ có thể được điều trị với nhiều phương pháp khác nhau như: đeo đai chỉnh hình, phẫu thuật cột sống… Tuy nhiên, phẫu thuật chỉnh hình chỉ được bác sĩ khuyến khích khi tình trạng cong vẹo cột sống của trẻ đã ảnh hưởng đến hệ hô hấp, và có thể gây đau phương pháp này cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Và liệu pháp đeo đai chỉnh hình chỉ mang tác dụng hỗ trợ, chưa thể là biện pháp tốt nhất cho bệnh nhân.
Theo Hiệp hội Điều trị và Phục hồi chức năng Chỉnh hình Chứng vẹo cột sống (SOSORT) được thành lập vào năm 2004 để phản ứng với nhận thức ngày càng tăng này. SOSORT thúc đẩy và khuyến khích y học bảo tồn, dựa trên bằng chứng liên quan đến chứng vẹo cột sống và cung cấp giáo dục, hướng dẫn và sự đồng thuận về các lựa chọn điều trị cho những người bị chứng vẹo cột sống. Mọi phương pháp tiếp cận, từ trường học về cong vẹo cột sống trên khắp thế giới đều tuân theo các nguyên tắc của SOSORT và có chung một sứ mệnh. Mục tiêu chung không chỉ đơn giản là nhìn vào cột sống mà là nhìn vào đối tượng bị ảnh hưởng và gia đình dưới một mô hình tâm lý xã hội toàn diện hơn, nơi chất lượng cuộc sống hiện tại và tương lai chính là mục tiêu chính.
Chứng cong vẹo cột sống là một tình trạng khá phổ biến ở Việt Nam và có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời, từ sơ sinh đến lúc trưởng thành.
Cong vẹo cột sống là gì?
Trong y học, chứng cong vẹo cột sống được hiểu là tình trạng cột sống bị cong hình chữ S khi nhìn từ phía sau. Đây là một tình trạng khá phổ biến ở Việt Nam và có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời, từ sơ sinh đến lúc trưởng thành. Tuy nhiên chứng bệnh này có thể được ngăn chặn nếu chúng ta điều trị kịp thời lúc tuổi còn nhỏ. Thông thường, chứng cong vẹo không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến cuộc sống nhưng trong một số trường hợp, nó gây ra rất nhiều khó khăn trong hoạt động hàng ngày.
Cột sống khoẻ mạnh và cột sống bị cong vẹo.
Nguyên nhân gây ra cong vẹo cột sống
- Vẹo cột sống vô căn: Có đến 80% bệnh nhân bị vẹo cột sống mà không có nguyên nhân rõ ràng, nhưng đa phần là liên quan đến chấn thương hoặc tai nạn. Các bác sĩ cho rằng chấn thương do tai nạn sẽ gây ra sự co thắt cơ. Sau đó do quá trình phát triển của cơ thể quanh vùng cơ đó, chứng cong vẹo sẽ hình thành. Khoảng 20% có thể nhận diện được nguyên nhân rõ ràng.
- Bất thường hệ thần kinh: Một số bệnh lý thần kinh cơ như bại não hoặc loạn dưỡng cơ cũng gây nên biến chứng trong dáng đi và co thắt cơ, dẫn đến cột sống bị vẹo.
- Vẹo cột sống bẩm sinh: Đây là một trường hợp rất hiếm nhưng vẫn có một số người sinh ra với cột sống không bình thường. Có thể do bất thường quá trình hình thành hoặc phân đoạn cột sống trong bào thai.
- Vẹo cột sống thứ phát hay chức năng : Trong trường hợp này, cấu trúc cột sống bình thường. Do co thắt cơ hoặc chiều dài của chân,nếu một chân dài hơn chân còn lại, nó sẽ gây lệch khớp hông và trực tiếp dẫn đến vẹo cột sống.
- Bên cạnh đó, một số nhà khoa học tin rằng nguồn gốc của chứng vẹo cột sống là do phần cổ hoặc hông bị một chấn thương hoặc tai nạn nhỏ mà không được quan tâm, điều trị đúng mức. Việc này dẫn đến tích tụ áp lực ở một vùng cơ bắp, ảnh hưởng lên hệ cân bằng của cơ thể và dần dần uốn cong cột sống. Phương pháp nắn chỉnh cột sống sẽ giúp giảm thiểu sự mất cân bằng này.
Một số yếu tố nguy cơ :
– Tư thế xấu khi ngồi, kích thước bàn ghế không phù hợp.
– Kiến thức và sự hiểu biết về Vẹo cột sống chưa được phổ biến trong giáo dục. Trẻ không hiểu mức độ trầm trọng về ảnh hưởng của tư thế xấu sẽ có nguy cơ làm cho chứng vẹo cột sống ngày càng tăng.
– Sự thiếu kiến thức về chứng vẹo cột sống và sự thiếu quan tâm từ các bậc cha mẹ đến con cái trong vấn đề phát hiện bất thường.
Kỹ thuật kiểm tra cột sống tại HDC có thể giúp phát hiện chứng vẹo cột sống.
Làm sao để nhận biết?
Hầu hết mọi người đều nhận thấy sự thay đổi trong tư thế của mình khi chứng cong vẹo cột sống hình thành.
Các triệu chứng rất đa dạng, phụ thuộc vào độ lớn của góc vẹo cột sống.
- Quan sát tổng thể lưng từ phía sau: Cột sống có những đoạn cong bất thường, gây biến dạng vùng lưng.
- Quan sát xương bả vai: Hai xương bả vai có sự chênh lệch. Nghiêng về bên nào thì bả vai bên đó sẽ thấp hơn.
- Quan sát phần hông: Có sự chênh lệch bên thấp bên cao.
- Khó thở
- Biến dạng lồng ngực
Một số trường hợp sẽ xuất hiện triệu chứng đau lưng. Khi cơn đau đã phát ra tức căn bệnh này đã tiến triển nặng hơn trong khoảng gian thời gian dài.
Vấn đề đau lưng ở bệnh nhân bị vẹo cột sống cô căn (Adolescent Idiopathic Scoliosis and Back Pain):
Tỷ lệ đau lưng ở bệnh nhân VCS vô căn gần gấp đôi so với bệnh nhân không bị vẹo cột sống. Đau lưng thường xảy ra nhất ở vùng thắt lưng, ngực. Hầu hết bệnh nhân VCS vô căn bị đau lưng cho biết cơn đau của họ có cường độ trung bình đến nhẹ.
Người ta thấy rằng ở bệnh nhân có đường cong nhỏ thì không đau; tỷ lệ và cường độ đau lưng nhiều hơn ở những bệnh nhân có đường cong nặng hơn (> 40 ° -45 °).
Những dấu hiệu nhận biết chứng vẹo cột sống
Những dấu hiệu của chứng cong vẹo cột sống:
- Một vai nhô cao hơn vai còn lại.
- Khi bạn nhìn vào gương, đầu bạn thường bị lệch sang một bên.
- Khung xương sườn không đối xứng.
- Một khớp bả vai bị nhô lên hoặc hướng về phía sau.
- Hai chân không bằng nhau, thường phải đi nghiêng về một phía.
- Khi đứng thân người nghiêng sang một bên.
Định nghĩa :
– Vẹo cột sống được định nghĩa là sự lệch 3 chiều theo trục cột sống của một người. Hầu hết các trường hợp, bao gồm cả Hiệp hội Nghiên cứu Chứng vẹo cột sống, định nghĩa chứng vẹo cột sống là góc Cobb hơn 10° về bên phải hoặc bên trái khi người khám đứng ở phía sau, tức là trong mặt phẳng đứng ngang.
– Chứng vẹo cột sống được mô tả là một biến dạng về đường cong của cột sống, sự tiến triển của nó phụ thuộc vào các lực không đối xứng hay còn được gọi là Định luật Hueter-Volkman.
Chất lượng cuộc sống của những người bị cong vẹo cột sống:
Ngoài việc cảm thấy thiếu tự tin về ngoại hình, thì vấn đề đau trong vẹo cột sống cũng làm ảnh hưởng rất nhiều trong sinh hoạt hàng ngày, khiến bệnh nhân không thể tham gia nhiều hoạt động, và giải trí khác mang tính thẩm mỹ về ngoại hình cơ thể.
Để ngăn chặn chứng cong vẹo cột sống nhất là ở giai đoạn đang phát triển, trẻ em nên được thường xuyên khám và kiểm tra tổng quát 6 tháng/lần để đảm bảo cột sống phát triển bình thường. Kỹ thuật kiểm tra này hoàn toàn được thực hiện dễ dàng bởi bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tại Phòng khám HDC. Nhanh chóng phát hiện bệnh và có các biện pháp chỉnh sửa tư thế phù hợp để giảm và duy trì tư thế tốt nhất để không chỉ đẹp về phần nhìn mà còn phòng ngừa các cơn đau lưng do vẹo cột sống mang lại.